Maria Montessori – bàn tay ươm cho trí tuệ nảy mầm

Thứ hai - 22/07/2019 05:57
Ngày nay, cái tên “Montessori” đã không còn xa lạ với nhiều người. Không phải ngẫu nhiên mà đây cũng là cái tên mà được rất nhiều đất nước trên thế giới chọn làm “kim chỉ nam” cho nền giáo dục mầm non của mình.
fjvv5oqh

Maria Montessori là một trong số rất ít những người phụ nữ có những cống hiến, đóng góp làm thay đổi thế giới. Cuộc đời bà là cả trang sử dày, đầy yêu thương, vinh quang, chiến thắng và cùng với đó là cả những biến cố cuộc đời, những đau thương tột cùng. Và rồi ở đó, chúng ta thấy được chân dung của một người phụ nữ nhân hậu, đầy tình người, tình yêu thương đặc biệt yêu thương con trẻ vô bờ bến, vô điều kiện
Khi còn là một thiếu nữ Maria dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức do định kiến của xã hội đối với phụ nữ cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ đó dạy học là một nghề duy nhất dành cho phụ nữ trẻ, có học và tài năng. Đam mê khoa học và quyết tâm trở thành bác sĩ, bà đã được nhận vào trường đại học y khoa năm 1890, một trường chỉ dành cho nam. Bà trở thành nữ sinh viên và là nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý.
Yêu thích khoa học là vậy nhưng tình yêu đặc biệt dành cho trẻ em luôn tiềm tàng, chứa đựng bên trong con người bà. Chính tình yêu thương ấy đã được thôi thúc, bộc phát một cách tự nhiên khi bà làm trợ lý tình nguyện cho một bệnh viện tâm thần của trường Đại học Rome. Trong thời gian đó, bà thường xuyên làm việc với những trẻ em thường bị gọi là “trẻ đần độn”. Bà làm việc với chúng và miệt mài nghiên cứu cách nào để giúp những đứa trẻ có cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. 
        Bà đã phát triển tư tưởng mang tính chất nguyên lý là “giáo dục qua giác quan” và “giáo dục qua vận động” của hai vị bác sĩ trong ngành Y một cách hệ thống mà sau này đã trở thành phương pháp của mình. Bà dành hết tình yêu thương mà đáng lẽ dành cho con của mình sang những đứa trẻ kém may mắn, và dành toàn bộ tâm huyết để đọc tất cả các công trình nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết giáo dục đã được viết ra trong 200 năm về trước.
maria montessori full

         Tâm nguyện cao quý giúp đỡ trẻ thơ của bà mãnh liệt đến nỗi bà đã từ bỏ cả chức vụ giáo sư đại học lẫn nghề nghiệp y khoa để dành toàn thời gian giáo dục trẻ trong một khu lao động nghèo khó nhất của thủ đô Roma. Chính nơi đây bà đã sáng lập ra “Nhà trẻ thơ” (Casa Dei Bambini) đầu tiên. Căn nhà lịch sử này cũng là cái nôi của phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng toàn cầu. Thực tế rất hiển nhiên cho thấy rằng mọi trẻ em đều có thể thành đạt và trở thành những người học độc lập khi được dạy học theo phương pháp Montessori. Hy vọng của bà Montessori đã trở thành hiện thực. Tiếng tăm và sự chấp nhận phương pháp giáo dục của bà của nhiều nước trên thế giới nhanh chóng lan rộng. Các công trình nghiên cứu của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cho đến tận ngày nay.
Bà từng nói “Tôi nghiên cứu trẻ thơ, và chính chúng đã dạy tôi phương cách dạy chúng”. Với vai trò là nhà giáo dục có rất nhiều điều mà bà là người đầu tiên làm cho trẻ: cho đóng bàn ghế nhỏ, vừa cỡ để trẻ ngồi học thoải mái; cho trẻ tham gia vào các hoạt động làm vườn, tưới hoa, chăm sóc cây; sắp xếp không gian nơi học, nơi ở,...bà cũng tin tưởng rằng môi trường giáo dục cũng quan trọng như chính giáo dục vậy. Bà là người phát hiện những khả năng tự khám phá, trẻ có thể thực hiện một cách “tự nhiên” không cần người lớn trợ giúp. “Trẻ tự dạy chính mình”,”có thể làm”; “có thể trở nên” ở độ tuổi mà mọi người thường cho rằng chúng còn “quá nhỏ” để có thể tham gia.
Vì vậy, mà các trường học Montessori thường là nơi bình an, ngăn nắp, một nơi mà trẻ thơ mến chuộng và là một cõi riêng để suy tư và học hỏi. Từ Ngôi nhà của trẻ ở New York, Paris đến Làng trẻ Tây Tạng ở Dhamrasala hay những ngôi trường ở Châu Phi, từ những trung tâm dành cho trẻ em ở Torres Strait của Úc cho đến các trường mẫu giáo ở Trung Quốc,Thái Lan và cả Việt Nam… đều cho thấy các tác phẩm của Maria Montessori đã trở thành “ sách gối đầu” cho những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ em trên toàn thế giới. Chúng mở lối cho những ai muốn tìm hiểu và áp dụng đường lối giáo dục Montessori.
      Maria Montessori đã qua đời năm 1952 tại Hà Lan, đã hơn nửa thế kỷ qua sau khi bà mất, phương pháp giáo dục của bà vẫn tiếp tục được lan rộng nhanh và vững chắc.Sự nghiệp lừng lẫy của bà vẫn đang được tiếp tục qua tổ chức Association Montessori Internationale (AMI) mà chính bà đã sáng lập tại Amsterdam (Hà Lan) từ năm 1929. Hiện nay, AMI đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Và chắc chắn rằng, việc phổ biến phương pháp giáo dục Montessori vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới góp phần tạo dựng một nền tảng thiết yếu và đích thực cho việc giáo dục trẻ nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và tiến bộ cho con người.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây